[Vương quốc sáng tạo] Những bài học quý giá dành cho Nhà lãnh đạo
Những người làm trong lĩnh vực sáng tạo đều có cá tính mạnh mẽ. Quản lý một nhóm những nghệ sĩ là không hề dễ dàng với bất cứ ai.
Nhưng Ed Catmull, John Lasetter và Steve Jobs đã làm được điều này, không chỉ với một nhóm, mà là với một công ty gồm 1200 con người sáng tạo, Pixar Animation Studios. Thậm chí khi sát nhập với Disney, họ đã áp dụng thành công một lần nữa vào Disney Animation Studios.
Dưới đây là những gì tôi rút ra được sau khi đọc "Vương quốc sáng tạo" của Ed, đồng sáng lập, kiêm Chủ tịch của Pixar.
1.KHÔNG NÓI câu "con người là tài sản quý giá của công ty" mà đưa ra những chính sách, những hành động để những NHÂN VIÊN CẢM NHẬN được điều đó.
"Chúng tôi bắt đầu từ giả định rằng nhân viên của chúng tôi rất tài năng và luôn khát khao được cống hiến. Chúng tôi thừa nhận, chứ không phải cố ý, rằng công ty của chúng tôi đang khiến những tài năng đó ngột ngạt khó thở theo vô số cách thức không thể thấy được."
2.Tuyển dụng để xây dựng tương lai, chứ không phải để bảo vệ quá khứ.
"Khi tuyển nhân viên, hãy quan tâm đến tiềm năng phát triển hơn trình độ hiện tại của họ. Những gì họ có thể làm trong tương lai quan trọng hơn những gì họ có thể thực hiện được ngày hôm nay."
3.Xây dựng một văn hóa tranh luận TRUNG THỰC, THẲNG THẮN.
"Nếu trong công ty có những nhân viên cảm thấy họ không được tự do đưa ra ý kiến thì bạn thất bại rồi. Đừng bao giờ xem thường những ý tưởng bắt nguồn từ nơi chúng ta không bất ngờ đến. Nguồn cảm hứng có thể đến từ bất cứ đâu."
"Nếu có nhiều sự thật trên những hành lang hơn là trong những cuộc họp, thì bạn đang gặp vấn đề."
4.CHẤP NHẬN RỦI RO, THẤT BẠI như một phần của thành công.
"Tin tưởng không có nghĩa là bạn tin rằng ai đó sẽ không phạm sai lầm, nó có nghĩa là bạn tin họ ngay cả khi họ phạm sai lầm."
"Tôi tin rằng những nhà quản lý giỏi nhất đều thừa nhận và chừa chỗ cho những thứ họ không biết. Tôi tin rằng các nhà quản lý phải nới lỏng sự kiểm soát, thay vì thắt chặt. Họ phải chấp nhận rủi ro, phải tin tưởng cộng sự, và cố gắng làm quang đãng con đường trước mắt; và họ phải luôn luôn chú ý, quan tâm đến bất cứ điều gì có thể tạo ra nỗi sợ hãi. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng phải chấp nhận một thực tế rằng các phương pháp của họ có thể sai lầm hoặc thiếu sót. Chỉ khi thừa nhận những điều chúng ta không biết, chúng ta mới có thể hi vọng học hỏi được.
Còn rất nhiều những thứ khác mà tôi học được từ cuốn sách liên quan đến tâm lí hành vi. Để khiến cho cá tính của mỗi người được hòa trộn, bổ sung cho nhau, chứ không tạo nên sự đối đầu. Hay Ed cũng cho tôi thấy một góc nhìn về Steve rất khác: biết lắng nghe, tin tưởng vào cộng sự, quan tâm đến cảm xúc của mọi người, ...
Steve đã tạo ra Pixar, và những con người ở Pixar đã giúp tạo nên một Steve Jobs hoàn thiện hơn. Để ông quay trở lại tái thiết Apple vô cùng ấn tượng.
Những gì áp dụng ở Pixar, được Ed và John mang đến Disney Animation Studios, đã giúp cho Disney, sau 16 năm cũng đã tự sản xuất được một phim hoạt hình lọt vào đề cử Oscar - Bolt - vào năm 2008. Và liên tiếp những bộ phim khác sau này: Tangled, Wreck-It Ralph, Frozen, Big Hero 6, Zootopia, ...
Để kết lại cho bài viết dài dòng này, xin được trích lại câu nói của Steve với Ed: "Những sản phẩm của Apple có xuất sắc đến đâu, thì cuối cùng chúng cũng trở thành đồ bỏ, nhưng những bộ phim của Pixar sẽ tồn tại mãi mãi."
Chúc cuối tuần vui vẻ!
Nhưng Ed Catmull, John Lasetter và Steve Jobs đã làm được điều này, không chỉ với một nhóm, mà là với một công ty gồm 1200 con người sáng tạo, Pixar Animation Studios. Thậm chí khi sát nhập với Disney, họ đã áp dụng thành công một lần nữa vào Disney Animation Studios.
Dưới đây là những gì tôi rút ra được sau khi đọc "Vương quốc sáng tạo" của Ed, đồng sáng lập, kiêm Chủ tịch của Pixar.
1.KHÔNG NÓI câu "con người là tài sản quý giá của công ty" mà đưa ra những chính sách, những hành động để những NHÂN VIÊN CẢM NHẬN được điều đó.
"Chúng tôi bắt đầu từ giả định rằng nhân viên của chúng tôi rất tài năng và luôn khát khao được cống hiến. Chúng tôi thừa nhận, chứ không phải cố ý, rằng công ty của chúng tôi đang khiến những tài năng đó ngột ngạt khó thở theo vô số cách thức không thể thấy được."
2.Tuyển dụng để xây dựng tương lai, chứ không phải để bảo vệ quá khứ.
"Khi tuyển nhân viên, hãy quan tâm đến tiềm năng phát triển hơn trình độ hiện tại của họ. Những gì họ có thể làm trong tương lai quan trọng hơn những gì họ có thể thực hiện được ngày hôm nay."
3.Xây dựng một văn hóa tranh luận TRUNG THỰC, THẲNG THẮN.
"Nếu trong công ty có những nhân viên cảm thấy họ không được tự do đưa ra ý kiến thì bạn thất bại rồi. Đừng bao giờ xem thường những ý tưởng bắt nguồn từ nơi chúng ta không bất ngờ đến. Nguồn cảm hứng có thể đến từ bất cứ đâu."
"Nếu có nhiều sự thật trên những hành lang hơn là trong những cuộc họp, thì bạn đang gặp vấn đề."
4.CHẤP NHẬN RỦI RO, THẤT BẠI như một phần của thành công.
"Tin tưởng không có nghĩa là bạn tin rằng ai đó sẽ không phạm sai lầm, nó có nghĩa là bạn tin họ ngay cả khi họ phạm sai lầm."
"Tôi tin rằng những nhà quản lý giỏi nhất đều thừa nhận và chừa chỗ cho những thứ họ không biết. Tôi tin rằng các nhà quản lý phải nới lỏng sự kiểm soát, thay vì thắt chặt. Họ phải chấp nhận rủi ro, phải tin tưởng cộng sự, và cố gắng làm quang đãng con đường trước mắt; và họ phải luôn luôn chú ý, quan tâm đến bất cứ điều gì có thể tạo ra nỗi sợ hãi. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng phải chấp nhận một thực tế rằng các phương pháp của họ có thể sai lầm hoặc thiếu sót. Chỉ khi thừa nhận những điều chúng ta không biết, chúng ta mới có thể hi vọng học hỏi được.
Còn rất nhiều những thứ khác mà tôi học được từ cuốn sách liên quan đến tâm lí hành vi. Để khiến cho cá tính của mỗi người được hòa trộn, bổ sung cho nhau, chứ không tạo nên sự đối đầu. Hay Ed cũng cho tôi thấy một góc nhìn về Steve rất khác: biết lắng nghe, tin tưởng vào cộng sự, quan tâm đến cảm xúc của mọi người, ...
Steve đã tạo ra Pixar, và những con người ở Pixar đã giúp tạo nên một Steve Jobs hoàn thiện hơn. Để ông quay trở lại tái thiết Apple vô cùng ấn tượng.
Những gì áp dụng ở Pixar, được Ed và John mang đến Disney Animation Studios, đã giúp cho Disney, sau 16 năm cũng đã tự sản xuất được một phim hoạt hình lọt vào đề cử Oscar - Bolt - vào năm 2008. Và liên tiếp những bộ phim khác sau này: Tangled, Wreck-It Ralph, Frozen, Big Hero 6, Zootopia, ...
Để kết lại cho bài viết dài dòng này, xin được trích lại câu nói của Steve với Ed: "Những sản phẩm của Apple có xuất sắc đến đâu, thì cuối cùng chúng cũng trở thành đồ bỏ, nhưng những bộ phim của Pixar sẽ tồn tại mãi mãi."
Chúc cuối tuần vui vẻ!
Comments